Chất gây ung thư vật lý
Bức xạ ion hóa: Bức xạ ion hóa là kiểu phóng xạ bao gồm các hạt mang đủ động năng riêng để giải phóng electron từ một nguyên tử hoặc phân tử. Phản ứng hạt nhân là một dạng của bức xạ ion hóa. Khi con người bị nhiễm phóng xạ sẽ có khả năng bị tổn thương nhiễm sắc thể, khiến tế bào phân chia mất kiểm soát dẫn đến tình trạng xuất hiện những khối ung bướu. Các bệnh ung thư do bức xạ ion hóa gây ra điển hình như ung thư máu, ung thư tuyến giáp, ung thư phổi, ung thư xương, ung thư da, ung thư hạch,...
Tia không ion hóa:Bao gồm bức xạ ánh sáng và điện từ, chẳng hạn như tia cực tím, hồng ngoại... Một số thí nghiệm đã chỉ ra rằng, tiếp xúc trong thời gian dài với bức xạ điện từ có thể gây ung thư da, tạo điều kiện hình thành những khối u ác tính. Nguyên nhân do ADN tế bào hấp thụ photon (hạt lượng tử của trường điện từ), gây ảnh hưởng đến quá trình sao chép ADN tạo tiền đề dẫn đến ung thư.
Chất gây ung thư hóa học
Có gần 10.000 chất gây ung thư hóa học được biết đến, điển hình như amiăng, benzidine, nitrosamine, aspergillus flavus,... Nhiều chất trong số đó được phát hiện có trong khói thuốc lá. Cụ thể, trong khói thuốc, ngoài chất nicotin ảnh hưởng lên hệ tim mạch còn có trên 40 loại hóa chất khác nhau gây ung thư.
Người hút thuốc có nguy cơ mắc, tử vong do ung thư phổi, thanh quản cao gấp 10-30 lần so với người không tiếp xúc với khói thuốc. Ngoài ra, phơi nhiễm khói thuốc thụ động sẽ vô tình khiến các tác nhân gây bệnh mãn tính và ung thư xâm nhập vào cơ thể.
Chất gây ung thư sinh học
Các yếu tố dẫn đến ung thư sinh học bao gồm vi khuẩn, virus, nấm mốc,... Các tác nhân gây hại này xâm nhập vào cơ thể chủ yếu thông qua đường tiêu hóa, bằng cách ký sinh vào những vật dẫn. Từ đó, gây ra tổn thương lên các bộ phận trong cơ thể, thậm chí tạo mầm mống hình thành nên ung thư gan, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư máu,...
Bệnh chỉ thực sự bộc phát khi cơ thể tích tụ những chất độc hại này trong thời gian dài. Tuy nhiên, khi các triệu chứng xuất hiện rõ rệt cũng là lúc khối ung bướu đã di căn khiến việc điều trị trở nên khó khăn. Những chất ung thư sinh học thường có hàm lượng cao trong các loại thức ăn muối chua, hun khói, lên men,….
Phòng ngừa ung thư như thế nào?
Về môi trường: Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm chẳng hạn như thuốc trừ sâu, chất phóng xạ, chất nhuộm màu... và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian quá dài.
Về chế độ ăn uống: Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, vitamin có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư khoang miệng, yết hầu, thực quản, phổi, kết tràng, trực tràng. Hoa quả tươi giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa sẽ giúp cho tế bào tránh được tổn thương, giảm tế bào đột biến.
Về thói quen sống: Lối sống thiếu khoa học, các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, chế độ dinh dưỡng không hợp lý… là nguyên nhân chủ yếu gây ra các căn bệnh ung thư. Do đó, nên tạo lập những thói quen tốt để cải thiện chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe bản thân.
" alt=""/>Những chất gây ung thư hàng đầu được WHO cảnh báoThị trường cloud Việt Nam tính theo mô hình triển khai có: Đám mây công cộng (Public Cloud), đám mây riêng tư (Private Cloud) và đám mây kết hợp (Hybrid Cloud). Trong đó, phân khúc Public Cloud đã dẫn đầu thị trường vào năm 2020 với 65% thị phần do chi phí tối ưu hơn, không cần bảo trì và khả năng mở rộng linh hoạt tài nguyên theo yêu cầu. Nằm trong phân khúc Public Cloud, điện toán đa đám mây (Multi-Cloud) đang là nhóm phát triển nhanh nhất và được dự báo sẽ đứng đầu về tốc độ tăng trưởng đến năm 2023.
Làm chủ “đa đám mây” - bước tiến nâng tầm cho doanh nghiệp Việt
Điện toán đám mây có thể coi là “xương sống” của việc phân phối hầu hết mọi dịch vụ số. Làn sóng mới “đa đám mây” sẽ thúc đẩy các nhà quản trị doanh nghiệp đề ra những chiến lược phát triển toàn diện hơn, tiếp cận thị trường trên phạm vi rộng hơn với tốc độ triển khai, tốc độ mở rộng nhanh hơn nữa.
Tăng cường bảo mật cho “tài sản số”: Không chỉ đảm bảo độ sẵn sàng (High Availability), sử dụng nhiều nền tảng điện toán đám mây sẽ giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng mất an toàn dữ liệu khi “để trứng chung một rổ”.
Linh hoạt trong việc sử dụng dữ liệu: Theo quy định mới nhất của Luật An ninh mạng về bảo mật dữ liệu cá nhân: Thông tin cá nhân người sử dụng dịch vụ; Dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ; Dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải được lưu trữ trong nước. Việc sử dụng kết hợp các đám mây sẽ mang đến sự linh hoạt vượt trội khi cho phép doanh nghiệp chọn các nhà cung cấp dịch vụ cloud “nội - ngoại” khác nhau để giải quyết những bài toán chuyên biệt.
Không bị giới hạn và phụ thuộc vào một nhà cung cấp dịch vụ: Mỗi nhà cung cấp cloud đều có chiến lược phát triển dịch vụ, các gói giải pháp riêng và sẽ phù hợp với từng loại ứng dụng và hệ thống. Vậy nên việc tận dụng sức mạnh của các cloud khác nhau sẽ đem lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp cũng như hạn chế các chi phí không cần thiết khi chỉ sử dụng một dịch vụ đám mây.
Tăng khả năng ổn định và chống chịu trước các mối nguy cơ: Khi xây dựng hệ thống trên môi trường Multi-Cloud, doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được nguy cơ bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn đột xuất của một nhà cung cấp dịch vụ, đảm bảo hoạt động kinh doanh luôn diễn ra liên tục và ổn định.
Nhà cung cấp Multi-Cloud tiên phong tại Việt Nam có kết nối trực tiếp đến AWS, Google, Microsoft
Hiện nay, CMC Telecom là đơn vị tiên phong tại Việt Nam cung cấp giải pháp Multi-Cloud. Với mục tiêu mang đến cho khách hàng sự lựa chọn đa dạng, tư vấn cho khách hàng giải pháp tối ưu nhất, CMC Telecom đã xây dựng CMC Multi Cloud - nền tảng mở giúp khách hàng trải nghiệm dịch vụ cloud từ các “ông lớn” công nghệ trên thế giới với một trang quản trị duy nhất.
Không giống với các nền tảng Multi-Cloud khác là hoạt động dựa trên phần mềm thuần túy, CMC Telecom có lợi thế là nhà cung cấp viễn thông sở hữu hệ sinh thái trung tâm dữ liệu trên toàn quốc với 3 Data Center trung lập đạt chuẩn Tier III. CMC Telecom có thể cung cấp kết nối trực tiếp đến Data Center của các nhà cung cấp cloud lớn trên thế giới như: AWS thông qua kết nối Direct Connect, Google Cloud thông qua kết nối Interconnect, Microsoft Azure thông qua kết nối ExpressRoute với băng thông lên đến 10Gbps.
![]() |
CMC Multi-Cloud Platform cho phép quản lý nhiều “đám mây” trên duy nhất 1 trang quản trị |
CMC Multi-Cloud Platform bao gồm cả cổng thông tin quản trị, giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý, tính cước và tích hợp các dịch vụ điện toán đa đám mây của các nhà cung cấp dịch vụ như Amazon Web Services, Google, Microsoft, CMC Cloud.
CMC Telecom hiện đang là đối tác cấp cao của các “ông lớn” Cloud trên thế giới: Advanced Tier Services Partner của AWS, Premier Partner của Google Cloud và Gold Partner của Microsoft. Đây chính là tiền đề giúp khách hàng CMC Telecom nhận được những tư vấn chuyên sâu, chính sách ưu đãi tốt hơn cho các sản phẩm dịch vụ trong hệ sinh thái của các nền tảng này cùng nhiều lợi ích đi kèm khác như kết nối nhanh hơn, chuyên nghiệp hơn, giám sát hỗ trợ 24/7,…
![]() |
CMC Multi-Cloud là nền tảng tiên phong tại Việt Nam kết nối trực tiếp đến Cloud của AWS, Google Cloud và Microsoft |
Vừa qua, CMC Telecom đã nhận được giải thưởng “Nhà cung cấp dịch vụ đám mây xuất sắc của năm 2022” (Cloud Service Provider of the Year Vietnam 2022) cho dịch vụ Multi Cloud, do Tạp chí quốc tế chuyên ngành Tài chính Ngân hàng International Business Magazine (IBM) trao tặng.
Doanh nghiệp có thể truy cập https://cmctelecom.vn/ để được các chuyên gia giải đáp chi tiết về dịch vụ và tư vấn chiến lược sử dụng Multi-Cloud hiệu quả.
Phạm Trang
" alt=""/>Đón sóng dịch chuyển “đa đám mây”, doanh nghiệp Việt cần chớp thời cơNhững tiết mục "Xúy Vân giả dại", "Thị Mầu lên chùa", "Ông già cõng vợ đi xem hội" của em nhận được lời khen không ngớt từ giám khảo và khán giả. Từ đó, nhiều người đặt biệt danh cho cậu bé là "thần đồng", "cậu bé Thị Mầu"... Đó chính là Nguyễn Đức Vĩnh (SN 2006).
Đức Vĩnh "gây bão" khi xuất hiện trong chương trình "Vietnam's Got Talent 2015" (Ảnh: Chụp màn hình).
Thế nhưng, sau một thời gian, cái tên Đức Vĩnh không còn xuất hiện nhiều trên truyền thông. Thông tin về "cậu bé Thị Mầu" cũng trở nên thưa thớt dần.
Phóng viên Dân tríđã tìm gặp lại Đức Vĩnh sau 7 năm từ khi đăng quang Vietnam's Got Talent và không khỏi bất ngờ về những thay đổi cả về ngoại hình, giọng hát lẫn tính cách của em.
Ở tuổi 16, Đức Vĩnh chững chạc hơn, không còn là cậu bé nhút nhát ngày nào. Em chia sẻ về những tiếc nuối, điều chưa thực hiện được trong con đường nghệ thuật và hé lộ những định hướng khác cho tương lai.
Nhìn lại hành trình từ khi đăng quang "Vietnam's Got Talent" đến nay, Đức Vĩnh nhận thấy cuộc sống của mình thay đổi ra sao?
- Cuộc sống của em thật sự đã thay đổi rất nhiều. Em thấy may mắn vì phần thưởng Quán quân có thể phần nào đỡ đần cho bố mẹ và chị gái về kinh tế. Em cũng vui vì mình có chút danh tiếng, đi diễn hay đi ra ngoài đường có người nhận ra. Nhưng em tự biết mình là người nổi tiếng thì phải giữ hình ảnh vì sợ... vướng ồn ào (cười).
Thời điểm đó, số tiền thưởng 500 triệu đồng từ giải quán quân đã được gia đình Đức Vĩnh sử dụng như thế nào?
- Thực ra là lúc đó em nhận được 600 triệu đồng chứ không phải 500 triệu đồng đâu ạ (cười). Gia đình đã dùng một phần để sửa nhà, một phần để lo cho việc học hành của em.